Ninh Bình quyết liệt triển khai giải pháp nâng cao chỉ số PCI năm 2025

ảnh internetTheo công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2024, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Ninh Bình đạt 69 điểm, tăng 1,17 điểm so với năm 2023. Với kết quả này, Ninh Bình xếp thứ 17/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và đứng thứ 5/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng, tăng 2 bậc so với năm trước.Trong 10 chỉ số thành phần, có 4 chỉ số tăng cả điểm số và thứ bậc gồm: Cạnh tranh bình đẳng, Chi phí không chính thức, Tính minh bạch, Gia nhập thị trường. Kết quả này cho thấy nỗ lực của các cấp, các ngành trong công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân.Tuy nhiên, một số chỉ số như Tính năng động của chính quyền, Tiếp cận đất đai, Chi phí thời gian, Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự vẫn giảm điểm, phản ánh những tồn tại cần được kịp thời khắc phục để tránh ảnh hưởng tới kết quả PCI những năm tiếp theo.Đẩy mạnh cải cách, siết chặt kỷ luật, chuyển đổi số đồng bộĐể giữ vững đà tăng hạng PCI, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phát huy tinh thần trách nhiệm, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc, đề cao vai trò nêu gương của người đứng đầu. Các cơ quan, đơn vị cần nghiêm túc rà soát, phân công rõ trách nhiệm, thời gian, sản phẩm công việc theo tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả”.Tỉnh kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, làm ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người dân. Việc vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính phải được xử lý kịp thời, minh bạch.Song song với đó, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ cải cách hành chính, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, đẩy mạnh số hóa hồ sơ, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Hoạt động của Bộ phận Một cửa, Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp được củng cố, hiện đại hóa theo hướng công khai, minh bạch, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo chất lượng phục vụ.Chuyển đổi số được coi là công cụ quan trọng hỗ trợ cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý. UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo kết nối thông suốt, phục vụ tra cứu, quản lý, cung cấp dịch vụ công hiệu quả, thuận tiện.Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo động lực phát triểnCùng với công tác cải cách, UBND tỉnh nhấn mạnh nhiệm vụ duy trì hoạt động đối thoại, lắng nghe ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Tỉnh yêu cầu các ngành chức năng rà soát, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cho phù hợp thực tiễn, đặc biệt là các chương trình xúc tiến thương mại, tư vấn thị trường, tiếp cận vốn, đất đai, lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh.Chất lượng đào tạo và cung ứng lao động tiếp tục được quan tâm, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường đào tạo được khuyến khích phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, gắn với thị trường lao động, ưu tiên phát triển kỹ năng nghề, kỹ năng mềm, đổi mới sáng tạo cho người lao động.Để triển khai hiệu quả các nhóm giải pháp đã đề ra, UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, kịp thời tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh.Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, Ninh Bình phấn đấu giữ vững đà tăng điểm, tăng thứ hạng PCI, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thuận lợi, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.Công văn số 100/UBND-VP2 của UBND tỉnh

ĐẢNG UỶ XÃ MINH TÂN TRIỂN KHAI ỨNG PHÓ BÃO SỐ 3 (WIPHA)

          Thực hiện Công văn số 56-CV/TU ngày 21/7/2025 của Tỉnh uỷ Ninh Bình về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 (WIPHA). Theo thông tin dự báo của các cơ quan chức năng, bão số 3 (tên quốc tế là WIPHA) là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi và cường độ ảnh hưởng trên biển, đất liền rất rộng và nguy hiểm. Xác định công tác ứng phó với bão số 3 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, Ban Thường vụ Đảng uỷ xã Minh Tân đã ban hành Công văn số 13-CV/ĐU ngày 21/7/2025 để triển khai ngay các biện pháp phòng, chống bão với mục tiêu cao nhất, đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng của nhân dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho bà con; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, các điều kiện cần thiết để kịp thời triển khai xử lý ngay các sự cố, không để bị động, bất ngờ. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn chủ động chằng chống, gia cố nhà cửa, biển hiệu, các công trình công cộng, nhà máy, kho tàng, trạm y tế, trường học,... sẵn sàng tiêu úng khi mưa lớn xảy ra nhằm bảo vệ diện tích lúa mới gieo cấy.          Đồng chí Bùi Hoàng Tùng - Bí thư Đảng uỷ xã Minh Tân và đồng chí Nguyễn Văn Đậu - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã trực tiếp đi kiểm tra công tác ứng phó cơn bão, động viên, thăm hỏi người dân được di dời đến nơi tránh chú an toàn. Bí thư Đảng uỷ xã cũng yêu cầu các đồng chí cán bộ được phân công nhiệm vụ chủ động bám sát địa bàn, phối hợp chặt chẽ với thôn, xóm và các lực lượng chức năng để triển khai hiệu quả nhiệm vụ. Mọi diễn biến liên quan đến cơn bão phải được cập nhật và báo cáo thường xuyên về Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai xã để kịp thời chỉ đạo.          *Một số hình ảnh về công tác ứng phó bão số 3 (WIPHA)                           Lãnh đạo xã Minh Tân và các lực lượng chức năng sẽ cùng chung tay với bà con nhân dân phòng, tránh, ứng phó hiệu quả với bão.

Công khai tiến độ của tỉnh Ninh Bình

BÀI TUYÊN TRUYỀN CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ VỀ NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ 27/7

Kính thưa toàn thể nhân dân!Trong suốt chiều dài lịch sử, trải qua hàng nghìn năm văn hiến, dựng nước và giữ nước, nhân dân ta với tinh thần yêu nước nồng nàn, đã đoàn kết một lòng, không quản gian khổ, hy sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập, tự do, và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trong các cuộc đấu tranh đó, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã hiến dâng tuổi thanh xuân, sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc, dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh hoặc mang thương tật suốt đời. Máu đào và sự cống hiến, hy sinh cao cả của các thương binh, liệt sĩ để đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do. Trong các cuộc kháng chiến, xã Minh Tân chúng ta tự hào là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, nơi đã có hơn 700 người con anh dũng hy sinh, mãi mãi nằm lại trong lòng đất mẹ và 380 thương binh, bệnh binh vẫn đang từng ngày sống cùng nỗi đau chiến tranh. Đó là những con người đã hiến dâng tuổi xuân, máu xương cho nền độc lập, hòa bình hôm nay. Công lao và sự hy sinh ấy sẽ mãi được khắc ghi trong tâm khảm của mỗi người dân xã Minh Tân.Chiến tranh đã lùi xa 50 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà. Đất nước ta, quê hương ta đang trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, tiến tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Nhân dân ta có cuộc sống ngày càng ấm no, tự do, hạnh phúc. Song dấu tích của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc còn sâu đậm trong mỗi tâm trí người Việt Nam.   Đảng, Nhà nước ta luôn biết ơn sự hi sinh cao cả của các Anh hùng liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh và luôn đặc biệt quan tâm, chăm lo và có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi đối với thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình chính sách, người có công với cách mạng, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên.Ngay từ tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện Chỉ thị Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn một ngày làm ngày Thương binh - Liệt sĩ. Tại cuộc họp này các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27 tháng 7 là ngày “Thương binh toàn quốc”. Từ đó hằng năm cứ vào dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều gửi thư, quà thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Đặc biệt, từ sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh càng quan tâm hơn đến công tác thương binh, liệt sĩ.Từ tháng 7 năm 1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh - Liệt sĩ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, theo Chỉ thị 223/CT- TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh - Liệt sĩ” của cả nước.Hoà chung không khí cả nước hướng tới ngày kỷ niệm ngày 27/7, với trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng, Đảng uỷ - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Minh Tân tiếp duy trì, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho người có công với cách mạng; thực hiện các chế độ trợ cấp người có công; triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước, tổ chức thăm, tặng quà đại diện một số gia đình người có công; kêu gọi nguồn xã hội hóa để tặng quà cho tất cả người có công trên địa bàn xã; Tổ chức lễ tri ân tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, .... Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Minh Tân kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trong toàn xã hãy cùng nhau:- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đền ơn đáp nghĩa, nhất là đối với thế hệ trẻ, để không ai quên những trang sử hào hùng và máu xương của cha ông đã đổ xuống cho độc lập hôm nay.- Tổ chức các hoạt động thiết thực, cụ thể như: thăm hỏi, động viên, tặng quà gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh; dọn vệ sinh, tu sửa phần mộ tại nghĩa trang liệt sĩ; tổ chức thắp nến tri ân, phút mặc niệm trang trọng vào tối 26/7.- Phát huy tinh thần tương thân tương ái, vận động xã hội hóa nguồn lực để tiếp tục chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình chính sách, đảm bảo họ được sống trong điều kiện tốt hơn, ấm áp hơn.- Giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách người có công, đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ theo quy định của Nhà nước.Kính thưa toàn thể Nhân dân!Những hy sinh mất mát của các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh sẽ không bao giờ bị lãng quên. Tri ân không chỉ là trách nhiệm mà còn là mệnh lệnh từ trái tim, là hành động cụ thể để bù đắp phần nào những mất mát mà họ và gia đình đã phải gánh chịu. Trong dịp 27/7 năm nay, mỗi người dân Minh Tân hãy dành một việc làm ý nghĩa, một lời thăm hỏi, một nén hương thành kính… để tưởng nhớ, tri ân những người đã khuất và chia sẻ với những người đang sống. Tri ân không chỉ là lời nói, mà còn là hành động cụ thể. Sự hy sinh của các thế hệ cha anh là bài học quý báu về tinh thần yêu nước là động lực để chúng ta tiếp tục xây dựng quê hương Minh Tân ngày càng phát triển, giàu mạnh, nghĩa tình.  Xin kính chúc toàn thể Nhân dân sức khỏe, đoàn kết và luôn phát huy truyền thống “Nghĩa tình đồng bào”, cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng phát triển, bền vững.Trân trọng cảm ơn!TM. BAN THƯỜNG TRỰCỦY BAN MTTQ VIỆT NAM XÃ MINH TÂNCHỦ TỊCH   Dương Thị Thành

UBND xã, Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự xã thực hiện một số nhiệm vụ ứng phó bão số 3

Sáng nay 21/ 7 Thực hiện sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự xã trực tiếp là đồng chí trưởng ban chỉ đạo. Chỉ đạo Lực lượng công an xã, Ban chỉ huy quân sự xã đi giải tỏa hành lang ATGT chặt hạ các cây có nguy cơ gãy, đổ khi bão số 3 đổ bộ trên tuyến đường 38b, trục đường 56.Để chủ động ứng phó với bão số 3 đặc biệt là nguy cơ gãy đổ cây cối, mưa lớn, ngập lụt có thể xảy ra, UBND xã, Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự yêu cầu các cơ quan, đơn vị, thôn xóm thực hiện tốt một số nội dung sau:- Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động chỉ đạo, theo dõi, phối hợp với các đơn vị liên quan sẵn sàng ứng phó với diễn biến của bão. Tổ chức thường trực 24/24 giờ trong thời gian có bão.- Các HTX nông nghiệp trên địa bàn phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Vụ Bản kiểm tra toàn bộ hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp; tổ chức giải tỏa đăng, đó, vó, lờ, bè mảng, vật cản dòng chảy,… Tiến hành vớt bèo rác, khơi thông dòng chảy tất cả các trục kênh tiêu, củng cố bờ vùng, bờ bao, tiêu kiệt nước đệm. Chuẩn bị tốt vật tư thiết yếu như máy bơm cố định, máy bơm di động,… sẵn sàng các phương án phòng chống úng nội đồng.- Các đồng chí Bí thư, Trưởng thôn thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về diễn biến của bão, mưa lũ để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó. Phối hợp với các HTX nông nghiệp kiểm tra hệ thống kênh mương trên cánh đồng thuộc địa phận cơ sở quản lý để chủ động tiêu thoát nước chống úng nội đồng, đặc biệt là những nơi mới gieo sạ, trũng thấp.

Đảm bảo vận hành thông suốt Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính

Vận hành thử nghiệm Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Yên Từ (mới). Ảnh: Trường GiangNgay sau khi có chỉ đạo về việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của Trung ương, UBND tỉnh Ninh Bình đã nhanh chóng quán triệt và ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến tổ chức lại hệ thống thông tin phục vụ chính quyền số. Trên cơ sở đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam, Nam Định thảo luận, thống nhất tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành phương án lựa chọn các Hệ thống thông tin dùng chung. Nguyên tắc được đặt ra là “lựa chọn một hệ thống tốt nhất” thay vì “tích hợp cơ học”, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai, đồng thời bảo đảm các hệ thống thiết yếu sẵn sàng hoạt động từ ngày đầu vận hành mô hình mới. Quá trình triển khai thực hiện đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ngành, địa phương và các đối tác công nghệ lớn như VNPT, Viettel để giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh và hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho cơ sở.Đến thời điểm hiện tại, các Hệ thống thông tin dùng chung thiết yếu đã được rà soát, tổ chức lại một cách khoa học, bảo đảm sẵn sàng đưa vào vận hành chính thức. Trong đó, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC được lựa chọn triển khai là hệ thống hiện hành của tỉnh Ninh Bình, vốn được đầu tư theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, có nhiều ưu điểm vượt trội, đồng thời được nhà cung cấp hỗ trợ nâng cấp, điều chỉnh miễn phí. Tính đến ngày 27/6/2025, toàn bộ 1.616 dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã được tích hợp thành công lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; đồng thời tỉnh đã công bố đầy đủ 292/292 danh mục thủ tục hành chính mới theo mô hình 2 cấp.Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh cũng đã được kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm liên thông giữa các cấp từ tỉnh đến xã. Việc cấp phát chữ ký số cho cán bộ, lãnh đạo các cấp đã hoàn tất, bảo đảm luồng gửi, nhận văn bản điện tử thông suốt, kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai theo hướng sử dụng song song hai nền tảng: Viettel phục vụ khối chính quyền, VNPT phục vụ khối Đảng và đoàn thể. Cách làm này không chỉ giúp tối ưu hạ tầng sẵn có, mà còn tránh lãng phí nguồn lực.Kết quả kiểm tra tại các điểm cầu cho thấy, thiết bị đầu cuối đã được trang bị đầy đủ, băng thông đường truyền bảo đảm, hình ảnh, âm thanh rõ ràng, ổn định. Việc tổ chức họp thử giữa tỉnh và xã, cũng như giữa các xã với nhau, đều đạt kết quả tốt, bảo đảm khả năng tổ chức các cuộc họp, giao ban, chỉ đạo điều hành ngay từ ngày đầu thực hiện mô hình mới.Các hệ thống thiết yếu khác như Hệ thống thông tin báo cáo, Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu, Cổng Thông tin điện tử tỉnh cũng đã được nâng cấp đồng bộ. Tỉnh đã thực hiện rà soát toàn diện, khắc phục các lỗi kỹ thuật, đồng thời đảm bảo chuẩn hóa quy trình, cấu trúc dữ liệu theo hướng dùng chung, liên thông và tích hợp.Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Kim Đông giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: Hồng GiangCùng với việc hoàn thiện về hạ tầng công nghệ, tỉnh Ninh Bình rất chú trọng đến yếu tố con người. Cán bộ, công chức được bố trí làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công các xã, phường mới đã được tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu về vận hành hệ thống, sử dụng chữ ký số, xử lý tình huống kỹ thuật cũng như cập nhật dữ liệu và giải quyết TTHC theo quy trình mới. Bên cạnh đó, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã thiết lập 3 đường dây nóng, hoạt động liên tục để tư vấn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi.Để đánh giá tổng thể khả năng vận hành của hệ thống trước khi đi vào chính thức, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền điện tử 2 cấp tại 7 xã, phường mới vào ngày 20/6/2025. Buổi thử nghiệm được tiến hành theo kịch bản thực tế, với các tình huống giả định sát với hoạt động thường ngày. Đồng chí Tạ Quang Phương, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: “Trong lần vận hành thử này, chúng tôi vận hành đồng thời các hệ thống: Quản lý văn bản và điều hành, Thông tin giải quyết TTHC và Hội nghị trực tuyến. Tất cả được thực hiện trong điều kiện thật, với cán bộ thật, quy trình thật. Kết quả cho thấy các chức năng vận hành ổn định, quy trình tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ hành chính diễn ra trơn tru. Đây là bước chạy đà kỹ lưỡng, tạo nền tảng để vận hành chính thức không gặp trục trặc”.Tham gia vận hành thử nghiệm tại điểm cầu xã Kim Đông, đồng chí Phạm Văn Thi, công chức Tư pháp hộ tịch tại Trung tâm phục vụ hành chính công cho biết: “Quy trình xử lý văn bản và thủ tục hành chính được thực hiện rõ ràng, nhanh gọn. Đặc biệt, với sự hỗ trợ trực tiếp của cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ, nhân viên VNPT, chúng tôi không còn lo lắng về việc bị gián đoạn trong ngày đầu triển khai chính thức”.Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, giải pháp công nghệ hợp lý, cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương và đơn vị công nghệ, tỉnh Ninh Bình đã sẵn sàng cho việc vận hành Hệ thống thông tin phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp một cách thông suốt, hiệu quả. Điều này không chỉ góp phần hiện đại hóa nền hành chính, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị cao của tỉnh trong việc phục vụ người dân và doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả, minh bạch.

  • Đang truy cập14
  • Hôm nay191
  • Tháng hiện tại13,630
  • Tổng lượt truy cập1,309,041

Khánh thành công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030

Các đại biểu gắn biển khánh thành công trình.Dự lễ khánh thành có đồng chí Đoàn Thanh Hải, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh; đại diện Đảng ủy, HĐND, UBND thị trấn Yên Thịnh và đông đảo nhân dân địa phương...Thị trấn Yên Thịnh có 38 tổ dân phố, có 36 nhà văn hóa, trong đó có 2 cụm tổ dân phố đang sinh hoạt chung nhà văn hóa là tổ dân phố xóm Dò 2-Dò 3 và tổ dân phố Giữa Đông-Giữa Tây. Một số nhà văn hóa được đầu tư xây dựng đã lâu nên xuống cấp, một số hạng mục như mái, nền, hệ thống điện, bàn ghế đã hư hỏng không đảm bảo cho việc sinh hoạt, tổ chức các hoạt động. Nguồn kinh phí của địa phương còn hạn hẹp nên chưa đầu tư kịp thời.Được sự quan tâm của Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh, công trình sửa chữa, nâng cấp Nhà Văn hóa tổ dân phố Giữa Đông-Giữa Tây được triển khai từ tháng 5/2025. Với sự vào cuộc tích cực của các tổ chức đoàn thể và bà con nhân dân trong khu dân cư, đến nay 100% các hạng mục đã hoàn thành với tổng chi phí 170 triệu đồng. Trong đó, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh ủng hộ 100 triệu đồng; thị trấn Yên Thịnh ủng hộ 25 triệu đồng, còn lại do nhân dân đóng góp.Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng là nơi sinh hoạt cộng đồng, tổ chức hội họp, diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, đoàn kết trong khu dân cư.Lãnh đạo Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh trao biểu trưng số tiền ủng hộ tổ dân phố.Phát biểu tại lễ khánh thành công trình, lãnh đạo Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh đề nghị các tổ dân phố và địa phương tiếp tục giữ gìn, khai thác hiệu quả công trình, để nhà văn hóa thực sự trở thành trung tâm sinh hoạt chính trị, văn hóa, văn nghệ, TDTT, phục vụ đắc lực cho việc phát triển văn hóa-xã hội của khu dân cư và địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn

Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bànTheo Thông tư, thẩm quyền quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lí hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm; thực hiện giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường quy định tại Điều 10 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thẩm quyền chuyển trường và tiếp nhận học sinh trung học cơ sởThông tư nêu rõ, thẩm quyền cấp giấy giới thiệu chuyển trường đối với cấp trung học cơ sở tại điểm f khoản 1 Điều 5 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đi thực hiện.Thẩm quyền tiếp nhận, giới thiệu về trường nơi cư trú, kiểm tra hồ sơ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 và khoản 1 Điều 11 Quyết định số 51/2002/QĐ- BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã trường nơi đến thực hiện.Thẩm quyền xem xét, quyết định trường hợp ngoại lệ về thời gian chuyển trường đối với cấp trung học cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 5 Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến thực hiện.Tổ chức thực hiện quy định về đánh giá học sinh phổ thôngThẩm quyền chỉ đạo các nhà trường trên cùng địa bàn nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thẩm quyền tổ chức thực hiện đánh giá học sinh tiểu học trên địa bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thẩm quyền chỉ đạo hiệu trưởng tổ chức thực hiện đánh giá, nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục và theo dõi, kiểm tra, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 14 Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thẩm quyền chỉ đạo việc tổ chức thực hiện đánh giá học sinh trung học cơ sở, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục sử dụng Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh; hướng dẫn sử dụng dạng hồ sơ điện tử, kiểm tra, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định đánh giá học sinh trung học cơ sở quy định tại Điều 17 Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.Thông tư số 10/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.Cổng TTĐT tỉnh